Sáng ngày 9/10/2020, tại phường Tương Bình Hiệp, thành phố Thủ Dầu Một, đã diễn ra lễ công bố Đề án “Bảo tồn và phát triển làng nghề sơn mài Tương Bình Hiệp kết hợp với du lịch thuộc địa bàn Thành phố Thủ Dầu Một. Trong khuôn khổ buổi lễ, ông Nguyễn Quốc Cường – Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ đã chính thức công bố phát động cuộc thi KHỞI NGHIỆP TỪ NGHỀ TRUYỀN THỐNG TỈNH BÌNH DƯƠNG. Cuộc thi do Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương chủ trì, Sở Khoa học và Công nghệ phụ trách triển khai trong cả nước.
Theo đó, cuộc thi được thiết kế với mục đích tìm kiếm các ý tưởng/dự án sáng tạo trong bảo tồn và phát triển các ngành nghề truyền thống gồm sơn mài, gốm sứ, điêu khắc,…trên địa bàn tỉnh Bình Dương đồng thời, cổ vũ, khuyến khích và xây dựng tinh thần khởi nghiệp, lập nghiệp, tham gia phát triển kinh tế; tạo môi trường để tìm kiếm, hỗ trợ, ươm tạo và phát triển các ý tưởng, dự án khởi nghiệp tại Bình Dương.
Một số thông tin về Cuộc thi:
1. Đối tượng dự thi
Tất cả các đối tượng không giới hạn độ tuổi, giới tính, địa phương, khuyến khích các đối tượng là sinh viên các trường mỹ thuật, trường nghề, thanh thiếu niên, phụ nữ các làng nghề, tất cả cá nhân/ nhóm, câu lạc bộ, hợp tác xã đang sinh sống, học tập và làm việc, khởi nghiệp trên lãnh thổ Việt Nam.
Đối tượng tham gia cuộc thi sẽ được chia theo 02 nhóm:
- Nhóm 01: đăng ký tham gia dưới hình thức Ý tưởng khởi nghiệp
- Nhóm 02: đăng ký tham gia dưới hình thức Dự án khởi nghiệp
2. Lĩnh vực dự thi
Cuộc thi tìm kiếm các ý tưởng/ dự án tập trung vào:
- Các giải pháp tăng cường truyền thông cho nghề truyền thống,
- Mô hình phát triển làng nghề gắn với du lịch,
- Mô hình kinh doanh các sản phẩm truyền thống, hình thức marketing, tìm kiếm kênh phân phối hiệu quả,
- Các giải pháp tự động hóa một số công đoạn trong quy trình sản xuất sản phẩm truyền thống,…
Trong đó khuyến khích sự kết hợp giữa hiện đại và truyền thống nhằm bảo tồn và phát triển các nghề truyền thống tại Bình Dương tập trung các nhóm ngành sau:
- Sơn mài;
- Gốm sứ;
- Điêu khắc gỗ: điêu khắc trang trí trong các công trình kiến trúc, các sản phẩm mỹ thuật như tủ thờ, tranh tượng… để vừa kế thừa, phát huy bí quyết truyền thống lâu đời nhưng lại có sự đổi mới trong phương pháp/ hình thức chạm, sáng tạo các mẫu hoa văn, tạo sự khác biệt so với sản phẩm làm theo hướng công nghiệp.
3. Tiêu chí đánh giá đối với các sáng kiến dự thi
- Tính mới, tính sáng tạo của ý tưởng/ dự án dự thi;
- Khả năng áp dụng thực tế, đặc biệt là khả năng liên kết với các cơ sở sản xuất, kinh doanh tại địa phương;
- Hiệu quả kinh tế - kỹ thuật – xã hội;
- Khả năng nhân rộng;
- Kỹ năng trình bày.
4. Giải thưởng
a) Nhóm ý tưởng khởi nghiệp
- 01 Giải Nhất: trị giá 12 triệu đồng
- 01 giải Nhì: trị giá 08 triệu đồng
- 01 Giải Ba: trị giá 06 triệu đồng
- 02 Giải Khuyến khích: trị giá 04 triệu đồng
Bên cạnh đó, các ý tưởng đạt giải sẽ được hỗ trợ:
+ Chi phí đăng ký sử dụng các không gian làm việc chung;
+ Chi phí ươm tạo, phát triển ý tưởng;
+ Hỗ trợ tham gia các cuộc thi cấp vùng, cấp quốc gia.
b) Nhóm dự án khởi nghiệp
- 01 Giải Nhất: trị giá 40 triệu đồng
- 01 giải Nhì: trị giá 30 triệu đồng
- 01 Giải Ba: trị giá 20 triệu đồng
- 02 Giải Khuyến khích: trị giá 08 triệu đồng
Bên cạnh đó, các dự án đạt giải sẽ được hỗ trợ phát triển dự án khởi nghiệp theo các nội dung hỗ trợ tại Quyết định số 826/QĐ-UBND ngày 27/3/2020 của UBND tỉnh Bình Dương về phê duyệt đề án "Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo trên địa bàn tỉnh Bình Dương đến năm 2025 gồm:
+ Các kinh phí sử dụng dịch vụ khởi nghiệp sáng tạo: đào tạo, huấn luyện, kết nối, phát triển thương hiệu, tài sản trí tuệ, tư vấn pháp lý, chi phí thực hiện các thủ tục về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, làm sản phẩm mẫu, hoàn thiện công nghệ..
+ Hỗ trợ chi phí tham gia các cuộc thi cấp vùng, cấp quốc gia.
* Ghi chú: các ý tưởng/dự án tiềm năng của các đội thắng cuộc sẽ có cơ hội được hỗ trợ triển khai tại các làng nghề truyền thống Bình Dương.
5. Thời gian tổ chức
Cuộc thi được tổ chức qua 02 vòng gồm: vòng sơ tuyển và vòng chung kết.
Vòng Sơ tuyển (10/2020 - 31/3/2021)
+ Các cá nhân/ nhóm đăng ký ý tưởng/ dự án theo mẫu và gửi về cho Ban Tổ chức;
+ Ban Giám khảo sẽ thực hiện việc chấm điểm ý tưởng/ dự án của các đội thi dựa trên tài liệu gửi về, lựa chọn 10 ý tưởng và 10 dự án tốt nhất vào vòng chung kết.
Hạn chóp nộp đăng ký: đến hết ngày 20/3/2021, Công bố kết quả: 31/3/2021, Ban Tổ chức sẽ gửi đến mail đăng ký của các nhóm, đồng thời thông báo trên website http://biic.vn.
- Vòng Chung kết (4/2021)
+ Các đội được chọn tiếp tục hoàn thiện ý tưởng/ dự án của mình. Vòng Chung kết sẽ chọn ra 05 ý tưởng và 05 dự án sáng tạo, có tính khả thi có thể tiếp tục phát triển, áp dụng vào thực tiễn:
* Thời gian thi chung kết: dự kiến ngày 20-30/4/2021
* Hình thức thi: các nhóm thuyết trình về ý tưởng/ dự án của mình trước Ban Giám khảo và khán giả trong 5 phút, sau đó phản biện với Hội đồng giám khảo trong tối đa 15 phút.
* Địa điểm: Trung tâm Sáng kiến cộng đồng và Hỗ trợ khởi nghiệp tỉnh Bình Dương (28 Huỳnh Văn Nghệ, phường Phú Lợi, Thủ Dầu Một, Bình Dương).
6. Hồ sơ đăng ký
- Thời hạn nộp hồ sơ: Các ý tưởng/ dự án tham gia cuộc thi gửi về Ban Tổ chức chậm nhất ngày 20/3/2021.
- Thành phần hồ sơ gồm:
+ Phiếu đăng ký dự thi (bắt buộc, theo mẫu);
+ Bản mô tả ý tưởng/ dự án dự thi (bắt buộc, theo mẫu);
+ Mô hình, sản phẩm chế thử, sơ đồ công nghệ, các bản vẽ, hình ảnh, các tính toán minh họa (nếu có);
+ Phương án phát triển sản phẩm (nếu có);
+ Xác nhận của tổ chức nếu tác giả dự thi sản phẩm là dự án, đề tài, đề án, … đang thuộc quyền sở hữu của tổ chức (nếu có);
+ Các tài liệu khác (nếu có).
- Nộp hồ sơ: chỉ nhận hồ sơ trực tuyến hoặc qua email
Nộp trực tuyến tại Website: http://biic.vn
Hoặc nộp qua email: biic@binhduong.gov.vn
Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ: Phòng Quản lý công nghệ và thị trường công nghệ: 02743.898.253
Thu Hà - P.QLCN&TTCN