TRUNG TÂM SÁNG KIẾN CỘNG ĐỒNG VÀ HỖ TRỢ KHỞI NGHIỆP TỈNH BÌNH DƯƠNG
BIIC BÌNH DƯƠNG
0274 3856429 - 3866969 (Lễ Tân) - 0274 3689090 (Fablab)
Hotline
0274 3856429 - 3866969 (Lễ Tân) - 0274 3689090 (Fablab)
Email
biic@binhduong.gov.vn

Một số yêu cầu pháp lý khi bắt đầu công ty khởi nghiệp

Một số yêu cầu pháp lý khi bắt đầu công ty khởi nghiệp

Nhiều người khao khát và muốn bắt đầu kinh doanh cho riêng mình, tuy nhiên những thành công trên thương trường thương mại nói thì dễ hơn là làm. Các công ty khởi nghiệp thường được dẫn dắt bởi những người thiếu kinh nghiệm thực tế, không quen với các yêu cầu pháp lý mà họ cần phải đáp ứng cho công ty khởi nghiệp của họ. Trên thực tế, có rất nhiều chủ doanh nghiệp của các công ty khởi nghiệp đang dấn thân vào thị trường cạnh tranh mà không nghiên cứu đầy đủ về cơ sở pháp lý do vậy dễ dẫn đến thất bại cho doanh nghiệp của mình.

Vì vậy, đừng bắt đầu kinh doanh khi chưa chuẩn bị kỹ lưỡng cho bản thân và cho doanh nghiệp. Dưới đây là một số yêu cầu pháp lý bạn cần phải thực hiện khi bắt đầu kinh doanh/thành lập doanh nghiệp và các chi phí liên quan đến việc giảm bớt những mối quan tâm quan trọng này.

1. Bảo vệ tài sản cá nhân

Điều quan trọng nhất cần xem xét khi thành lập một doanh nghiệp của riêng mình là cách người chủ doanh nghiệp dự định bảo vệ tài sản cá nhân của mình như thế nào. Không một chủ doanh nghiệp nào khi thành lập doanh nghiệp đều nghĩ đến thất bại, nhưng sự thật của vấn đề là nhiều công ty mới thành lập phải vật lộn để kiếm khách hàng, mang lại lợi nhuận và phát triển cho công ty non trẻ của mình. Hầu hết các chủ doanh nghiệp mới được thành lập đều không có kinh nghiệm pháp lý, thậm chí kể cả những người thành công cũng có thể trở thành một nạn nhân của một vụ kiện không công bằng liên quan đến pháp lý dẫn đến việc ngốn hết thời gian, tiền bạc và sức lực.

Để tránh một vụ kiện oan uổng không chỉ là dấu chấm hết cho công việc kinh doanh mà còn cho sự an toàn tài chính cá nhân của công ty, chủ doanh nghiệp cần phải bảo vệ tài sản của doanh nghiệp bằng cách thành lập một LLC [1]. LLC là một công ty trách nhiệm hữu hạn có chức năng với tư cách là chủ sở hữu doanh nghiệp và phải chịu trách nhiệm về những thiệt hại mà khách hàng phải chịu. Do đó, một khách hàng kiện công ty sau khi nhận được một sản phẩm bị lỗi hoặc dịch vụ không đầy đủ sẽ phải gánh chịu đến tài chính cá nhân hoặc tài khoản ngân hàng của doanh nghiệp.

2.  Kiểm tra nếu bạn có phải công bố công ty của mình không

Tùy thuộc vào nơi bạn sống và nơi bạn dự định mở doanh nghiệp của mình, bạn có thể gặp phải những trở ngại bổ sung khi thành lập một LLC hoặc pháp nhân tương tự. Ví dụ: một số thành phố yêu cầu bạn phải công bố với truyền thông rằng bạn đã thành lập công ty bằng cách đăng một tuyên bố trên một tờ báo địa phương. Nếu không thực hiện bước này, bạn có thể bị phạt nặng hoặc cơ quan nhà nước từ chối công nhận doanh nghiệp mới của bạn.

3. Hiểu và phải đảm bảo cho người lao động của công ty

Trong hầu hết các tỉnh trong cả nước, chủ doanh nghiệp (đặc biệt với doanh nghiệp từ 5 lao động trở lên) được yêu cầu để đảm bảo lao động của họ trong nhiều cách khác nhau. Ví dụ như cung cấp bảo hiểm bồi thường cho người lao động mà họ bị tai nạn trong quá trình làm việc với công ty ở hầu hết các tỉnh thành trong cả nước. Rất nhiều chủ doanh nghiệp không có kinh nghiệm cố gắng cắt giảm chi phí liên quan đến việc điều hành công ty bằng cách giảm tỉ lệ bảo hiểm trách nhiệm của họ, tuy nhiên việc bỏ qua giai đoạn công việc của người lao động có thể gây phản tác dụng nghiêm trọng và khiến công ty phải trả giá đắt.

Nhiều người chủ doanh nghiệp giỏi có thể làm tốt việc kiểm tra so sánh theo từng địa danh về các yêu cầu bồi thường cho người lao động và không nên ủy thác trách nhiệm cho người khác. Một vài doanh nghiệp nhỏ có thể được miễn bồi thường, tuy nhiên khi doanh nghiệp bắt đầu lớn mạnh, hãy nhớ rằng bạn luôn nghĩ về bồi thường cho người lao động ngay.

4. Không nên bỏ qua bảo hiểm trách nhiệm

Hãy suy nghĩ lại nếu việc yêu cầu bồi hoàn cho người lao động là thứ duy nhất cần để đảm hiểm cho người lao động. Bảo hiểm trách nhiệm chung có lẻ là thời điểm quan trọng nhất của mà bất kỳ doanh nghiệp nào đều phải có, vì nó giữ doanh nghiệp an toàn từ các yêu cầu chung chung về việc làm sai và sẽ bảo đảm doanh nghiệp sẽ được bật đèn khi doanh nghiệp bị kiện.

Nếu một khách hàng đang đi giữa các lối đi trong cửa hàng của doanh nghiệp trước khi trược chân và bị thương ở lưng của họ, thì bảo hiểm trách nhiệm chung sẽ khởi động để bảo vệ doanh nghiệp sau khi họ kiện doanh nghiệp về những thiệt hại của họ. Tương tự như vậy, nếu các sản phẩm của doanh nghiệp bị lỗi và có hại cho người dùng, bảo hiểm trách nhiệm chung sẽ bảo toàn cho doanh nghiệp không bị đóng cửa trong khi điều chỉnh lại quy trình làm việc, sản xuất và giao nhận.

5.  Bảo đảm doanh nghiệp không vi phạm nhãn hiệu

Vi phạm nhãn hiệu và bản quyền là một trong những vấn đề rất nghiêm trọng trong quá trình thành lập và hoạt động của doanh nghiệp, vì vậy mọi doanh nhân mới bắt đầu nên dành thời gian tìm hiểu về vấn đề này để đảm bảo rằng tên mà họ chọn/đặt cho doanh nghiệp của họ chưa được đăng ký nhẵn hiệu. Nếu thành lập một doanh nghiệp mới và bắt đầu quảng bá hoạt động cho doanh nghiệp của mình mà không kiểm tra liệu tên doanh nghiệp đã được đăng ký nhãn nhiệu hay chưa, doanh nghiệp có thể bị kiện và buộc dừng hoạt động vì vi phạm nhãn hiệu doanh nghiệp.

6. Đừng quên các thuế do nhà nước quy định

Bây giờ phải làm rõ rằng tên doanh nghiệp được phép hoạt động và phải trả bảo hiểm trách nhiệm cao, đây là việc làm đương nhiên doanh nghiệp nên bắt tay vào việc kinh doanh. Tuy nhiên, trước khi bắt đầu kinh doanh, doanh nghiệp nên giải quyết vấn để làm sao để trả các loại thuế phí theo quy định bắt buộc của nhà nước. Trừ phi doanh nghiệp muốn bị cơ quan thuế gõ cửa, doanh nghiệp sẽ cần đăng ký mã số định doanh của doanh nghiệp trực tuyến thông qua cơ quan chủ quản do nhà nước quy định và chỉ định như cơ quan thuế hoặc sở công thương của các tỉnh hoặc dịch vụ công trực tuyến quốc gia, điều này giúp cho phép cơ quan nhà nước phân biệt được doanh nghiệp của bạn với các doanh nghiệp khác khi truy thu thuế.

7. Kiểm tra ngành nghề kinh doanh có cần giấy phép hay không

Ngày nay, có một vài doanh nghiệp truyền thống còn hoạt động, vì chuyên môn hóa là chìa khóa thành công trong nền kinh tế hiện đại. Tuy nhiên, một số ngành nghề nhất định yêu cầu doanh nghiệp phải có giấy phép trước khi hoạt động, vì vậy đừng nghĩ rằng doanh nghiệp có thể đi thẳng vào một lĩnh vực chuyên biệt mà không không chuẩn bị trước khi hoạt động kinh doanh.

Kiểm tra danh sách các ngành nghề yêu cầu cấp phép trên cả nước và đảm bảo rằng tài liệu của bạn được cập nhật thường xuyên để tránh rắc rối về các vấn đề pháp lý. Các chuyên gia y tế, chuyên gia pháp lý và các chuyên gia khác trong các ngành công nghiệp quan trọng nên thực hiện các biện pháp phòng ngừa đặc biệt khi kiểm tra các yêu cầu về giấy phép hoạt động của họ. Các vụ kiện không mong muốn có thể gây rất tốn kém về chi phí và thời gian theo đuổi vì vậy cần chú ý và không bỏ qua các bước này.

8. Thuê một luật sư giỏi

Cuối cùng, mọi doanh nghiệp cần một chuyên gia về pháp lý giỏi (luật sư giỏi) để xử lý các vấn đề pháp lý khi chắc chắn xảy ra sai sót. Trong thời đại ngày nay, chỉ còn là vấn đề thời gian cho đến khi doanh nghiệp phải giải quyết một vụ kiện và khi tòa án phải yêu cầu hầu tòa liên quan đến các vụ kiện không mong muốn, doanh nghiệp chắc chắn mong muốn có kiến thức pháp lý vững chắc để dựa vào. Hãy kiểm tra và tìm kiếm kỹ lưỡng các luật sư trong khu vực của doanh nghiệp và đừng ngại hỏi họ tại sao họ là lựa chọn tốt nhất cho doanh nghiệp của mình.

Luôn luôn phải nhớ rằng các luật sư không thể trả lời thỏa mãn hết tất cả các câu hỏi của doanh nghiệp và sẽ không có khả năng bảo vệ doanh nghiệp. Đầu tư nhiều thời gian, năng lượng và tiền bạc vào việc tìm kiếm các chuyên gia pháp lý để giúp bảo vệ doanh nghiệp, và cho một công ty mới sẽ nhanh chóng thành lập và đi vào hoạt động đúng thời gian.

Thúy Ngân

Tài liệu tham khảo:

[1] https://en.wikipedia.org/wiki/Limited_liability_company, “Limited liability company,”.

[2] Robert Muthuri, Guido Boella, Joris Hulstijn and Llio Humphreys, “Argumentation-Based Legal Requirements Engineering: The Role of Legal Interpretation in Requirements Acquisition,” 2016 IEEE 24th International Requirements Engineering Conference Workshops (REW), Doi 10.1109/REW.2016.048, Sept. 2016.

[3] Sepideh Ghanavati, Daniel Amyot and Liam Peyton, “A systematic review of goal-oriented requirements management frameworks for business process compliance,” 2011 Fourth International Workshop on Requirements Engineering and Law, DOI: 10.1109/RELAW.2011.6050270, Aug. 2011.

[4] Suzanne Robertson, “Business Analysis Agility: how business analysis works with agile development RE’20 Industry Day Keynote,” 2020 IEEE 28th International Requirements Engineering Conference (RE), DOI: 10.1109/RE48521.2020.00013, Sept. 2020.

 

[1] A Limited liability company (LLC): Công ty trách nhiệm hữu hạn (LLC) là một cấu trúc kinh doanh cung cấp bảo vệ trách nhiệm hữu hạn và thuế chuyển qua. Cũng giống như đối với các tập đoàn, LLC tồn tại hợp pháp như một thực thể riêng biệt với các chủ sở hữu của nó. Do đó, chủ sở hữu thường không thể chịu trách nhiệm cá nhân về các khoản nợ và nợ phải trả của doanh nghiệp.

TIN TỨC LIÊN QUAN

ĐĂNG KÝ NHẬN HỖ TRỢ

Họ và tên
Số điện thoại
Địa chỉ
Email
Nội dung

Bạn đã gửi thông tin đăng ký hỗ trợ thành công. Chúng tôi sẽ tiếp nhận thông tin và phản hồi lại ngay khi nhận được yêu cầu của bạn.

dfgfgdfgdf