TRUNG TÂM SÁNG KIẾN CỘNG ĐỒNG VÀ HỖ TRỢ KHỞI NGHIỆP TỈNH BÌNH DƯƠNG
BIIC BÌNH DƯƠNG
0274 3856429 - 3866969 (Lễ Tân) - 0274 3689090 (Fablab)
Hotline
0274 3856429 - 3866969 (Lễ Tân) - 0274 3689090 (Fablab)
Email
biic@binhduong.gov.vn

Chuyển đổi số cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ để tối ưu hóa hiệu suất

Chuyển đổi số cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ để tối ưu hóa hiệu suất

Tóm tắt

Bất chấp những lợi ích to lớn tiềm năng, các doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) vẫn tụt hậu trong quá trình chuyển đổi số (CĐS). Các công nghệ mới ngày nay, rất đa dạng, cung cấp nhiều ứng dụng để cải thiện hiệu suất và khắc phục những hạn chế liên quan đến quy mô mà chúng gặp phải trong hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên, các DNNVV phải được chuẩn bị tốt các kỹ năng thích ứng để giảm thiểu rủi ro trong quá trình ứng dụng khoa học công nghệ vào CĐS. Các DNNVV tận dụng tối đa cơ cấu công nghiệp ở nhiều quốc gia và khu vực, họ tạo ra việc làm và là chất kết dính của các xã hội hòa nhập và bền vững. Khoảng cách kỹ thuật CĐS của các doanh nghiệp vừa và nhỏ đã làm gia tăng sự bất bình đẳng giữa con người, địa điểm và doanh nghiệp, đồng thời có lo ngại rằng lợi ích của CĐS có thể dồn về những người áp dụng sớm, làm gia tăng thêm những bất bình đẳng này. Ứng dụng CĐS đã trở thành ưu tiên chính sách hàng đầu ở các nước và hơn thế nữa vào các DNNVV. Đặc biệt là trong bối cảnh cuộc khủng hoảng COVID-19 diễn ra trên toàn thế giới mới thấy được tầm quan trọng vào ứng dụng công nghệ tiên tiến, hiện đại vào hoạt động sản xuất. Các công nghệ này, tập trung vào các vấn đề liên quan đến bảo mật kỹ thuật số, nền tảng trực tuyến, hệ sinh thái blockchain và trí tuệ nhân tạo. Từ đó khẳng định rằng, CĐS cho DNNVV là một xu thế tất yếu giúp doanh nghiệp tối ưu hóa hiệu quả công việc và tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường. Trong bài viết này, sẽ giới thiệu những thông tin chi tiết nhất về số hóa trong DNNVV.

Chuyển đổi số cho DNNVV là xu hướng tất yếu hiện nay

Theo khảo sát hiện nay có khoảng 46% doanh nghiệp số ghi nhận mức tăng trưởng mạnh về doanh thu hàng năm nhờ và áp dụng CĐS trong doanh nghiệp. Chuyển đổi số trong DNNVV kết hợp các công nghệ hiện đại vào quy trình sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp nhằm tăng hiệu quả kinh doanh, nâng cao trải nghiệm của khách hàng và tạo lợi thế cạnh tranh trên thị trường.

 

Quy mô tăng trưởng ngành ẩm thực và đồ uống (nguồn https://vneconomy.vn)

Ở các doanh nghiệp vừa và nhỏ, chuyển đổi số được thực hiện thông qua những việc như đánh giá lại chuỗi giá trị, tái cấu trúc công ty, xem xét lại định hướng kinh doanh và kết nối với khách hàng. Một biến chuyển mới với ngành ẩm thực và đồ uống trong năm vừa qua đó là 82,8% doanh nghiệp ẩm thực và đồ uống bắt đầu hành trình chuyển đổi số. Trước tiên, hành vi của khách hàng thay đổi với tốc độ chưa từng có trong và sau đại dịch, đặc biệt trong lựa chọn hình thức thanh toán.

Kết quả nghiên cứu ngành thương mại điện tử trong lĩnh vực thực phẩm, đồ uống ghi nhận có khoảng 12.23 triệu người đặt giao đồ ăn qua các nền tảng trực tuyến và tốc độ tăng trưởng số lượng người dùng hằng năm là 17,5%, tương đương với 1,8 triệu người. Song hành cùng sự thay đổi thói quen của người tiêu dùng, trong năm 2022, số lượng các cửa hàng ăn uống tham gia số hóa vận hành đã tăng lên đáng kể. Bởi trong thời kỳ phong tỏa do đại dịch đưa đến một bài học thấm thía cho các thương hiệu kinh doanh ẩm thực tối ưu nhân sự, tối ưu vận hành, tiếp cận khách hàng online…

Chuyển đổi số là hướng đi đúng đắn

Trong thời đại kỹ thuật số ngày nay, các giao dịch hay gặp gỡ truyền thống thông qua hình thức gặp mặt trực tiếp đã bắt đầu có xu hướng chuyển dịch sang các nền tảng công nghệ như Meet, Zoom, Online Banking, Ví điện tử, v.v...

Khách hàng ngày nay đã có sự thay đổi đáng kể trong hành vi mua hàng. Nhu cầu thông tin về sản phẩm, dịch vụ ngày càng tăng cao. Cùng với đó, các xu hướng chuyển đổi số mới dần thâm nhập vào các khía cạnh khác của doanh nghiệp, buộc các tổ chức phải thay đổi phương thức làm việc, giao tiếp, cộng tác từ xa.

Các DNNVV đã nhận ra điều này để có những thay đổi phù hợp với nhu cầu của khách hàng. Các doanh nghiệp cũng ngày càng phát triển nhanh hơn để bắt kịp thị trường, bứt phá khỏi ranh giới của môi trường kinh doanh truyền thống.

Ngoài ra, quá trình số hóa còn mang lại cho doanh nghiệp vừa và nhỏ một môi trường kinh doanh bình đẳng. Khi đó, các doanh nghiệp nhỏ có thể tối ưu hóa chi phí, hiệu quả, từ đó có thể cạnh tranh với các tổ chức lớn hơn, lâu đời hơn trên thị trường, mở rộng thị trường…

Lợi ích từ việc CĐS của DNNVV

Tiết kiệm chi phí và nâng cao hiệu quả

Chi phí là một vấn đề quan trọng đối với bất kỳ DNNVV nào. Chuyển đổi đối số giúp doanh nghiệp tái cấu trúc quy trình kinh doanh theo hướng đơn giản hóa, tối ưu hóa hoạt động. Từ đó, quá trình này có thể tăng năng suất làm việc và đẩy nhanh thời gian hoàn thành nhiệm vụ. Nhờ đó, hiệu quả làm việc tăng lên, chi phí và thời gian vận hành giảm đáng kể.

Việc ứng dụng các công nghệ tiên tiến như trí tuệ nhân tạo AI, tự động hóa, máy học (maching learning) có thể giúp doanh nghiệp theo dõi, phân tích hành vi khách hàng một cách cụ thể và chính xác hơn. Công nghệ này giúp doanh nghiệp quản lý tương tác của người mua với website công ty, mang lại khả năng đánh giá chính xác khách hàng tiềm năng. Từ đó có thể dự báo doanh số chính xác hơn.

Nâng cao trải nghiệm của khách hàng

Chuyển đổi số của DNNVV có thể giải quyết những khó khăn mà khách hàng gặp phải khi tương tác với doanh nghiệp. Bằng cách cải thiện trải nghiệm của khách hàng thông qua chuyển đổi kỹ thuật số, các doanh nghiệp có thể thu thập và phân tích thông tin về những người mua sắm chính, hành vi khách hàng…. Điều này có thể được thực hiện bằng các công cụ như phân tích dữ liệu, thu thập phản hồi và tự động hóa tiếp thị.

Các tổ chức vừa và nhỏ có thể sử dụng dữ liệu và thông tin đó để cải thiện dịch vụ đa kênh, cung cấp các sản phẩm được cá nhân hóa và các kênh tương tác mới bằng cách sử dụng chatbot, tự phục vụ và quản lý quản lý quan hệ khách hàng.

Tăng khả năng cạnh tranh, sự nhanh nhẹn và đổi mới

Nhờ các giải pháp dựa trên đám mây, ranh giới giữa các doanh nghiệp lâu đời và các công ty nhỏ đang ngày càng mờ nhạt. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể cạnh tranh với các doanh nghiệp lớn hơn.

Nền tảng đám mây cho phép các DNNVV mở rộng quy mô. Điều này cho phép các DNNVV cạnh tranh và phát triển trong khi vẫn duy trì tính linh hoạt và hiệu quả, cung cấp các sản phẩm chất lượng.

Trước đây, các DNNVV phải đối mặt với nhiều rào cản khi gia nhập thị trường. Thiếu vốn có thể khiến các doanh nghiệp về khả năng mở rộng quy mô nhanh chóng và tụt hậu về công nghệ. Sự xuất hiện của các giải pháp đám mây cho phép các DNNVV duy trì tính cạnh tranh, tiết kiệm rất nhiều chi phí so với trước đây để duy trì hoạt động.

Khó khăn trong chuyển đổi số cho DNNVV

Mặc dù chuyển đổi số là một quá trình cấp bách nhưng chuyển đổi số thành công không phải là việc dễ dàng. Quá trình chuyển đổi số đối với DNNVV thường xuyên gặp vô số khó khăn, thách thức.

Theo khảo sát, 1.000 DNNVV của VCCI đã xác định 4 khó khăn, trở ngại lớn nhất mà doanh nghiệp gặp phải trong quá trình chuyển đổi số, cụ thể:

Thiếu nguồn lực ứng dụng công nghệ số: Cụ thể, một trong những điều doanh nghiệp lo ngại nhất là về vấn đề nhân sự công nghệ số, chiếm tới 99,1% doanh nghiệp được khảo sát. Trong đó, mối lo lớn nhất của doanh nghiệp tham gia khảo sát là việc tìm kiếm nhân sự khó khăn, nhân sự thiếu chuyên nghiệp, chi phí lương nhân sự và khó giữ chân nhân sự.

Thiếu hạ tầng công nghệ số: Theo khảo sát có tới trên 81% DNNVV thiếu hạ tầng công nghệ số đây được coi là một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu khi doanh nghiệp thực hiện chuyển đổi số. Tuy nhiên hệ quả của chi phí đầu tư cao có thể dẫn đến việc thiếu hụt cơ sở hạ tầng cần thiết để doanh nghiệp thực hiện chuyển đổi số một cách hiệu quả và toàn diện

Thiếu nhân lực chuyên trách tiếp cận công nghệ số, thiếu chuyên gia hoặc công ty đáng tin cậy, đủ năng lực: Thiếu chuyên gia, nhân lực nội bộ am hiểu về công nghệ số là điểm nghẽn đối với doanh nghiệp, khiến khả năng đạt thành công trong chuyển đổi số thấp hơn

Thay đổi tập quán kinh doanh: Chuyển đổi số đòi hỏi phải thay đổi thói quen, tập quán kinh doanh trong khi yếu tố này được coi là lâu dài, khó khăn khi thực hiện thay đổi, phụ thuộc nhiều vào người đứng đầu doanh nghiệp.

Thiếu thông tin xác thực về công nghệ số: Các giải pháp và công nghệ số rất đa dạng, phong phú và liên tục được cập nhật theo nhu cầu của thị trường. Việc không nắm được thông tin về các giải pháp và công nghệ hiện có và mức độ phù hợp với doanh nghiệp có thể khiến doanh nghiệp gặp khó khăn khi bước đầu áp dụng công nghệ vào hoạt động sản xuất kinh doanh của mình.

Lãnh đạo thiếu hiểu biết, thiếu cam kết: Để chuyển đổi số một cách hiệu quả cần phải có sự cam kết của lãnh đạo từ cấp giám đốc điều hành cho đến cán bộ quản lý cấp trung. Do vậy, đây là một trong các yếu tố quan trọng để tránh việc chuyển đổi số được triển khai dang dở hoặc chưa được đầu tư đúng mức

Lựa chọn công nghệ phù hợp để áp dụng vào doanh nghiệp: Lựa chọn công nghệ phù hợp để áp dụng là vấn đề quan trọng trong quá trình chuyển đổi số của các doanh nghiệp SME. Điều này đảm bảo rằng công nghệ phù hợp với hoạt động và quy trình kinh doanh, đồng thời tiết kiệm chi phí và nâng cao hiệu quả hoạt động. Một ứng dụng công nghệ phù hợp cần đáp ứng các yếu tố như khai thác dữ liệu nhanh, quản lý hồ sơ khoa học, quản lý toàn bộ quy trình nghiệp vụ trên một nền tảng số duy nhất…

Đây là những rào cản chính đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong quá trình chuyển đổi số. Vì lý do đó, số lượng doanh nghiệp ứng dụng công nghệ số vào quy trình kinh doanh của mình còn ít. Do đó, tìm giải pháp cho những khó khăn này là trọng tâm hàng đầu của các doanh nghiệp vừa và nhỏ để chuyển đổi kỹ thuật số thành công.

Tài liệu tham khảo

[1] V. Grover, R. Kohli, Revealing your hand: caveats in implementing digital business strategy, MIS Q. 37 (2) (2013) 655–662. Retrieved April 4, 2022, from, https://misq.umn.edu/visions-and-voices-on-emerging-challenges-in-digital-business-strategy.html.

[2] K. Lyytinen, Y. Yoo, R.J. Boland Jr., Digital product innovation within four classes of innovation networks, Inf. Syst. J. 26 (1) (2016) 47–75, https://doi.org/10.1111/isj.12093.

[3] Y.-Y.K. Chen, Y.-L. Jaw, B.-L. Wu, Effect of digital transformation on organisational performance of SMEs, Internet Res. 26 (1) (2016) 186–212, https://doi.org/10.1108/IntR-12-2013-0265.

[4] J.M. Gonzalez-Varona, ´ A. Lopez-Paredes, ´ D. Poza, F. Acebes, Building and development of an organizational competence for digital transformation in SMEs, J. Ind. Eng. Manag. 14 (1) (2021) 15–24, https://doi.org/10.3926/jiem.3279.

                                                                                                                                                TS.Hồ Đức Chung

 

 

TIN TỨC LIÊN QUAN

ĐĂNG KÝ NHẬN HỖ TRỢ

Họ và tên
Số điện thoại
Địa chỉ
Email
Nội dung

Bạn đã gửi thông tin đăng ký hỗ trợ thành công. Chúng tôi sẽ tiếp nhận thông tin và phản hồi lại ngay khi nhận được yêu cầu của bạn.

dfgfgdfgdf