TRUNG TÂM SÁNG KIẾN CỘNG ĐỒNG VÀ HỖ TRỢ KHỞI NGHIỆP TỈNH BÌNH DƯƠNG
BIIC BÌNH DƯƠNG
0274 3856429 - 3866969 (Lễ Tân) - 0274 3689090 (Fablab)
Hotline
0274 3856429 - 3866969 (Lễ Tân) - 0274 3689090 (Fablab)
Email
biic@binhduong.gov.vn

Cách mạng 4.0: cần đổi mới tư duy sản xuất và tiêu thụ nông sản trên địa bàn tỉnh Bình Dương

Cách mạng 4.0: cần đổi mới tư duy sản xuất và tiêu thụ nông sản trên địa bàn tỉnh Bình Dương

Bình Dương trước đây là một tỉnh thuần nông, người dân nhiều đời gắn bó với ruộng đồng, cây trái. Kinh tế chủ yếu là nông nghiệp, trong khi công nghiệp và dịch vụ còn quá nhỏ bé.

Tuy nhiên, từ thời khắc lịch sử, Ngày tái lập tỉnh (01/01/1997), Bình Dương đã trỗi dậy với chủ trương đổi mới được cụ thể hóa bằng những chính sách thông thoáng, mở đường cho quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa của địa phương. Bằng việc xây dựng cơ sở hạ tầng, quyết liệt cải thiện môi trường đầu tư, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp sản xuất - kinh doanh, dòng vốn đầu tư trong và ngoài nước ồ ạt chảy về Bình Dương, nhà máy mọc lên khắp nơi, nguồn nhân lực bốn phương quy tụ về...


Cùng với quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa, ngành nông nghiệp của tỉnh cũng bị ảnh hưởng bởi đất sản xuất ngày càng bị thu hẹp; tỷ trọng ngành nông nghiệp trong cơ cấu nền kinh tế dần thay đổi... Mặc dù, thời gian qua, sự ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ vào sản xuất nông nghiệp cũng đã góp phần làm gia tăng giá trị sản xuất nông nghiệp của tỉnh Bình Dương, điển hình, hiện tỉnh Bình Dương có hơn 2.754 ha diện tích đất ứng dụng công nghệ cao vào trồng trọt, chăn nuôi. Trong đó đã hình thành 4 khu nông nghiệp công nghệ cao với diện tích gần 1.000 ha; 95 trang trại, cơ sở sản xuất nông nghiệp chứng nhận VietGAP (trong đó lĩnh vực trồng trọt là 62 cơ sở; lĩnh vực chăn nuôi 33 cơ sở); Đối với sản xuất được chứng nhận đạt tiêu chuẩn GlobalGAP đã được chứng nhận trên quy mô 60 ha diện tích trồng chuối. Tuy nhiên, để nền nông nghiệp đáp ứng xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn, đặc biệt là những thách thức của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 mang đến, chúng ta cần thay đổi cách thức canh tác, tư duy quản lý nông nghiệp, cần ứng dụng công nghệ 4.0 trong đổi mới kỹ thuật nông nghiệp, trong phương thức tổ chức sản xuất mới.

Đơn cử, doanh nghiệp có thể làm nông nghiệp với hệ thống trí tuệ nhân tạo có khả năng quản lý vượt trội với độ chính xác cao, như: Dùng hệ thống công nghệ giám sát để xem chỗ nào thiếu nước, thiếu phân để có các giải pháp giúp tưới nước, bón phân đúng thời điểm, lượng cần thiết vừa đủ cho cây, tiết kiệm chi phí…. Thực tế, hiện một hộ sản xuất nông nghiệp có thể quản lý tốt 100 ha diện tích đất sản xuất, dưới sự hỗ trợ của hệ thống máy móc. Yêu cầu với lao động được thuê sản xuất nông nghiệp cũng thay đổi, họ không cần tìm cách tăng năng suất mà cần làm đúng việc được giao. Tức là khoa học công nghệ đã làm thay đổi cách quản lý sản xuất nông nghiệp.


Theo tiến sĩ Đào Thế Anh, Phó Giám đốc Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, cho biết: Toàn ngành nông nghiệp hiện có hơn 700 chuỗi giá trị sản phẩm an toàn, tuy nhiên chỉ 50% số chuỗi hoạt động có hiệu quả.


Một trong nhiều nguyên nhân của hạn chế trên, theo TS. Đào Thế Anh, do chi phí sản xuất còn cao với giá cả biến động và lạm dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật; sai quy trình kỹ thuật; sử dụng quá nhiều lao động và chất lượng không đồng nhất. Trong bối cảnh đó, tổn thất nông sản sau thu hoạch ở Việt Nam còn cao so với các nước trong khu vực Đông Nam Á (rau quả là 32%, thịt là 14% và thủy sản là 12%). Bên cạnh đó, hạn chế còn là thiếu kho chứa đảm bảo tiêu chuẩn, vận chuyển, đóng gói kém và giao dịch quá nhiều khâu trung gian. Ngoài ra, ở khâu chế biến, hạn chế là công nghệ thấp, giá trị gia tăng thấp, quy mô nhỏ, manh mún. Do đó, sản phẩm nông sản xuất khẩu có chất lượng thấp và giá thấp, thiếu thương hiệu...


Do vậy, trong nông nghiệp sẽ có các thách thức, biến đổi khí hậu, sâu bệnh, thiếu lao động, biến động giá cả… Đặc biệt, thị trường tiêu thụ chưa ổn định; các sản phảm có thương hiệu chưa nhiều, chưa có công nghệ bảo quản, chế biến sau thu hoạch; hoạt động xúc tiến thương mại, tìm kiếm thị trường tiêu thụ cho các sản phẩm nông sản chủ lực của tỉnh vần còn hạn chế… Vì vậy ứng dụng công nghệ 4.0 có vai trò rất quan trọng, cần phải thích ứng với điều kiện biến đổi khí hậu để canh tác phù hợp.


Để phát triển bền vững, cần ứng dụng công nghệ 4.0 trong đổi mới kỹ thuật nông nghiệp, trong phương thức tổ chức sản xuất mới. Hiện tại mới chỉ ứng dụng một số mô hình áp dụng giải pháp và thiết bị thông minh. Một số mô hình còn đơn độc, chưa kết nối xuyên suốt chuỗi giá trị nông sản. Bên cạnh đó, trong sản xuất nông nghiệp, những doanh nghiệp lớn cần phải có vì họ hướng tới thị trường lớn là xuất khẩu. Tuy nhiên, nông dân sản xuất nhỏ cũng phải duy trì vì đó là nguồn cung ứng nông sản cho thị trường nội địa. Vì vậy, chúng ta cần đào tạo và kết nối các hộ nông dân nhỏ thành tổ nhóm, mạng lưới để tiếp cận với thị trường.


Do vậy, trong thời gian tới, Bình Dương cần áp dụng các giải pháp ứng dụng công nghệ 4.0 trong sản xuất nông nghiệp thông minh như: Ứng dụng nông nghiệp 4.0 trong trồng trọt; ứng dụng di động mạng lưới giám sát sâu rầy, xây dựng mô hình chăn nuôi 4.0 và công nghệ tiên tiến phục vụ phát triển nông nghiệp bền vững. Ứng dụng Internet trong sản xuất nông nghiệp; công nghệ cải thiện môi trường … Đây là yếu tố quyết định sự thành công của sự phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao và đặc biệt trong thời kỳ 4.0 là đầu ra của sản phẩm.

Hải Yến

TIN TỨC LIÊN QUAN

ĐĂNG KÝ NHẬN HỖ TRỢ

Họ và tên
Số điện thoại
Địa chỉ
Email
Nội dung

Bạn đã gửi thông tin đăng ký hỗ trợ thành công. Chúng tôi sẽ tiếp nhận thông tin và phản hồi lại ngay khi nhận được yêu cầu của bạn.

dfgfgdfgdf