TRUNG TÂM SÁNG KIẾN CỘNG ĐỒNG VÀ HỖ TRỢ KHỞI NGHIỆP TỈNH BÌNH DƯƠNG
BIIC BÌNH DƯƠNG
0274 3856429 - 3866969 (Lễ Tân) - 0274 3689090 (Fablab)
Hotline
0274 3856429 - 3866969 (Lễ Tân) - 0274 3689090 (Fablab)
Email
biic@binhduong.gov.vn

Hệ thống thông tin địa lý (GIS) - Đổi mới sáng tạo trong xây dựng thành phố thông minh

Hệ thống thông tin địa lý (GIS) - Đổi mới sáng tạo trong xây dựng thành phố thông minh

Từ những năm 60 của thế kỷ XX, hệ thống thông tin địa lý GIS được triển khai và ứng dụng tại Canada trong lĩnh vực đất đai, quy hoạch. Hiện nay, việc nghiên cứu và ứng dụng GIS trên thế giới rất phổ biến, đặc biệt là ở những quốc gia phát triển, GIS được ứng dụng trong hầu hết các lĩnh vực trong đời sống kinh tế, xã hội.

Cho đến nay, ứng dụng GIS đã tiến một bước khá dài trên thế giới, đặc biệt là các dịch vụ cung cấp bản đồ trực tuyến nhờ vào dữ liệu ảnh vệ tinh có độ phân giải cao. Các nhà cung cấp dịch vụ thông tin địa lý khổng lồ đã tham gia mạnh mẽ vào lĩnh vực này như Google (GoogleEarth, GoogleMap, Wikimapia), Microsoft (MapPoint, Microsoft Vituaral Earth), Yahoo (Yahoo Local Map), ESRI (City Engine, ArcGIS Online, ArcGIS Earth)… Có thể kể đến các thành tựu đã được trong việc ứng dụng GIS vào hệ thống hạ tầng đô thị trên thế giới như: Tại Nhật Bản, ứng dụng GIS đã được áp dụng rất phổ biến trong mọi lĩnh vực. Những năm 90, Chính phủ Nhật Bản đã bắt đầu quan tâm đến hạ tầng dữ liệu không gian quốc gia - NSDI (National Spatial Data Infrastructure) để ứng dụng vào việc: Quản lý, quy hoạch, ứng phó với thiên tai... Tại Hàn Quốc, GIS đã được áp dụng vào hầu hết mọi lĩnh vực trên cả nước. Hệ thống GIS quốc gia Hàn quốc đã được xây dựng nhằm tập trung vào các mục tiêu: xây dựng nền tảng cơ sở (bản đồ địa hình toàn quốc, địa chính, dữ liệu phi không gian…); xây dựng hạ tầng dữ liệu không gian (khung dữ liệu quốc gia, ngân hàng dữ liệu, xây dựng tiêu chuẩn quốc gia, đào tạo chuyển giao công nghệ GIS…); xây dựng hệ thống ứng dụng đa ngành và đang phát triển hệ thống nâng cao (thành phố thông minh U-city). Ngoài ra, ở Châu Âu và Bắc Mỹ, GIS đã được phát triển ở khắp các lĩnh vực liên quan đến không gian lãnh thổ như: môi trường (lâm nghiệp, hải dương học, địa chất học, khí tượng thuỷ văn,…); hành chính – xã hội (nhân khẩu học, quản lý rủi ro, an ninh,…); kinh tế (nông nghiệp, dầu mỏ, kinh doanh thương mại, bất động sản, giao thông vận tải, bưu điện,…); dịch vụ công (hạ tầng kỹ thuật, bệnh viện, trường học…); đa ngành liên ngành;

Tại Việt Nam, ứng dụng công nghệ thông tin trong quy hoạch và quản lý đô thị đã được phát triển rộng rãi. Trong đó, nhiều nghiên cứu cũng như dự án GIS trong việc quy hoạch, quản lý hạ tầng đô thị, giao thông, cấp thoát nước…đã được thực hiện. Chính vì thế, các cơ sở dữ liệu thông tin đô thị về quy hoạch trên GIS được tăng cường xây dựng nhằm thực hiện chỉ thị số 09/2008/CT – TTg ngày 29/02/2008 là một trong những ưu tiên chính của Bộ Xây dựng và các đơn vị có liên quan trên cả nước. Và gần đây là Quyết định số 950/QĐ-TTg ký ngày 01/08/2018 của Thủ tướng chính phủ về việc phê duyệt đề án phát triển đô thị thông minh bền vữ Việt Nam giai đoạn 2018 – 2025 và định hướng đến năm 2030 đã làm tiền đề cho việc phát triển các ứng dụng GIS làm nền tảng cho việc xây dựng các đô thị thông minh.

Tỉnh Bình Dương là một trong những địa phương năng động về kinh tế, văn hoá và khoa học kỹ thuật của phía Nam; đồng thời là đô thị hạt nhân kết nối các tỉnh thành trong vùng kinh tế trọng điểm, thuận lợi cho việc phát triển kinh tế-xã hội. Cùng với sự phát triển cũng tạo ra nhiều áp lực ngày càng gia tăng lên công tác quản lý đô thị trên địa bàn Tỉnh. Để thực hiện hiệu quả công tác quản lý đô thị thì ngoài việc rà soát, bổ sung các quy trình nghiệp vụ quản lý cần có các công cụ để hỗ trợ. Do đó, hệ thống thông tin địa lý chuyên ngành xây dựng đã được khởi tạo thành công - hệ thống được cài đặt trên Trung tâm dữ liệu dùng chung của Tỉnh Bình Dương và thực hiện các dịch vụ cung cấp dữ liệu tại địa chỉ: www.gisxd.binhduong.gov.vn. Khối lượng dữ liệu đã số hóa rất lớn, bao gồm: 01 quy hoạch chung toàn tỉnh, 13 quy hoạch chung đô thị, 41 quy hoạch phân khu, 46 quy hoạch nông thôn mới và 302 quy hoạch chi tiết trên toàn Tỉnh; hơn 5.000 công trình xây dựng và các hồ sơ liên quan; dữ liệu về quy hoạch và hiện trạng khoáng sản làm vật liệu xây dựng; ngoài ra một khối lượng lớn các dữ liệu hạ tầng kỹ thuật trên toàn Tỉnh cũng đã được thu thập, chuẩn hóa và lưu trữ trong hệ thống như: hệ thống điện, hệ thống cấp thoát nước, hệ thống viễn thông, hệ thống chiếu sáng, công viên - cây xanh, môi trường đô thị,…

GIS một dự án điển hình cho sự kết hợp theo mô hình Ba nhà thành công (Nhà trường là trường Đại học Bách Khoa, Nhà nước là Sở Xây dựng tỉnh Bình Dương và doanh nghiệp là VNPT) với chi phí xây dựng rất thấp so với các tỉnh thành khác với cùng hệ thống các chức năng được tích hợp.

Xây dựng đô thị thông minh được xem là xu hướng phát triển của nhiều đô thị trên thế giới, và tại Việt Nam, cụ thể là tỉnh Bình Dương cũng đã bước đầu tiếp cận với mô hình này. Đây được xem và xu thế tất yếu mà mọi tỉnh thành, từ các cấp khác nhau đều mong muốn hướng đến nhằm mục đích tăng trưởng xanh và phát triển bền vững. Có thể nói, hệ thống GIS tại Bình Dương là một bước tiến và tạo nền tảng góp phần trong công cuộc xây dựng thành phố thông minh, nâng cao năng lực quản lý của Nhà nước trong quản lý đô thị.

Dưới đây là một số hình ảnh các ứng dụng được xây dựng:

Hình 1: Ứng dụng GIS hiển thị trên máy tính để bàn

 

Hải Nhật

 

TIN TỨC LIÊN QUAN

ĐĂNG KÝ NHẬN HỖ TRỢ

Họ và tên
Số điện thoại
Địa chỉ
Email
Nội dung

Bạn đã gửi thông tin đăng ký hỗ trợ thành công. Chúng tôi sẽ tiếp nhận thông tin và phản hồi lại ngay khi nhận được yêu cầu của bạn.

dfgfgdfgdf